Người Việt Nam mình có một số thói quen chế biến rau thiếu khoa học, có thể làm hao tổn rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình xào nấu, dù có ăn rau nhiều thì cũng như không ăn.
19 sai lầm nghiêm trọng khi ăn rau khiến ăn vào cũng như không

1. Rau xanh để lâu

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

2. Thời gian xào nấu quá lâu

Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

3. Cắt rau xong không nấu ngay

Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.

4. Nhặt bỏ lá rau

Một số người có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

5. Chỉ ăn cái, bỏ nước

Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.

6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa, ngâm lâu và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

7. Rửa rau 3 nước là sạch

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.

8. Cắt rau xong mới rửa

Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.

9. Gọt bỏ hết vỏ rau củ


Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

10. Dùng lửa nhỏ xào rau

Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.

Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách...

11. Nấu xong rồi không ăn ngay

Thói quen ngâm rau sau khi tắt lửa sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.

12. Thường xuyên ăn salad và rau sống

Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.

13. Ăn cà chua trước bữa ăn

Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…

14. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

15. Ăn khổ qua (mướp đắng) sống

Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều khổ qua.

16. Ăn quá nhiều cải bó xôi (rau bina)

Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.

17. Ăn nhiều giá đỗ sống

Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

18. Lưu trữ tỏi tây (hành boa rô) đã nấu chín sang ngày hôm sau

Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.

19. Nấu rau quá kỹ

Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.

Vì an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe, hãy biết cách sử dụng các loại rau củ khi chế biến một cách hợp lý nhé!

Theo Wedtretho
Tổng hợp & BT:

Về Menu

móng tay cho bé cách làm hồng khô lạp xưởng kem trung bo lo bun xao tom ngon cha gio ga ngon hủ tiếu bò kho than heo tam me ngon bánh chuối ngào đường cách làm thịt đà điểu áp chảo bữa cơm hấp dẫn cơm chiên thịt gà băm kem ba màu đùi gà lagu món ăn dân dã ngày Tết Thịt kho nước mắm pha ẩm thực lào Bo cuon nam kim chan thom ngon Củ cải và cà rốt ngâm chua chống ngán Mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa Tổng thống Obama mon kem socola bí đỏ nhồi thịt hấp banh khoai mon chien xu ngon hệ miễn dịch rau củ măng tây nấm khoai tay lac pho mai Mon luoc tom xao rau cu cha gio Tet me ngao duong nước dừa bánh matcha hình dưa hấu đậu hũ sốt chua cay Những lưu ý khi ăn cà chua có thể bạn bánh mì trứng thịt xông khói Tuong ngọt công thức bánh mì sandwich cuộn trứng cá hú kho nấm hương bánh khoai mì tẩm đường cách làm đậu hũ hấp thịt cách thực hiện món cơm chiên cơm nắm bọc mè cach nau xoi khuc hạt dẻ Khoai tây xào chuối tẩm bột chiên giòn snacki khoai tây Cải chua thịt chiên xù ngon công thức bánh mì sandwich hình đầu kem quả mâm xôi thịt hấp mít 108 Hát lựu suon kho nam 6 lỗi nấu ăn thường gặp nhất và cách mam cà Độc đáo món cá pỉnh tộp của người Mon Nhau Vị giác nổi loạn với Gà Nướng Phô bún nước lèo cách làm xoi dò su hào xào thịt muc tuoi nuong Nhanh đến Phương gan bo ham ngu vi cach chien khoai tay ngon banh almond tuiles ca hoi luc lac ngon cắt xếp trái cây Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của rau sườn món cháo lÃƒÆ m kem cach nuong ladyfinger trái cây eo thon lê táo ca com kem sô cô la bọc chuối banh bo cheddar thịt lợn xào mắm tép Chao thit bo bánh canh chay Ký ức tuổi thơ món ngon mỗi ngày phù trúc chiên dua vang dam sua ngon măng xào miến món cá hấp ngon cupcake hương chanh Khắc kem kem trai dua ngon vịt hầm banh ba trang cacao nấu chè bí đỏ lam kem chuoi tra xanh mít làm sinh tố qua lã³c món ăn truyền thống của người Ấn kim chi bun cha ha noi video dạy nấu Ăn thit hun khoi Cún Khang Thịt bò trộn dưa leo và hành kẹo nhiều màu bún thịt chiên gà chiên tiêu bánh flan cà phê món kho Thịt ba chỉ kho trứng cút công thức hạt nêm Tips Nhận biết thực phẩm nhiễm hóa canh trứng mì kiểu hàn quốc những món ăn đêm độc đáo ở Đà lạt