Phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, cơm tấm Sài Gòn, bánh đa cua Hải Phòng, bún bò Huế, bánh khọt Vũng Tàu, phở khô Gia Lai... sáng nay được Tổ chức kỷ lục châu
12 món ăn Việt được công nhận giá trị ẩm thực châu Á



Phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, cơm tấm Sài Gòn, bánh đa cua Hải Phòng, bún bò Huế, bánh khọt Vũng Tàu, phở khô Gia Lai... sáng nay được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á.> Vị ngon của 40 món ăn Việt qua góc nhìn CNN/ Phở Việt, gỏi cuốn vào top 50 món ngon thế giới

Danh sách 12 món được công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á gồm:

1. Phở Hà Nội:

Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương vị quá ngon và bổ dưỡng, được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau, kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai.



Phở Hà Nội. Ảnh: VK.

Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.

Món phở Hà Nội trước đó cũng được hãng thông tấn CNN xếp thứ 28 trong 50 món ngon thế giới.

2. Bún chả Hà Nội:

Bún chả được mệnh danh như một thứ 'quà' đặc sản mà người Hà Nội gửi đến các vùng miền khác của Việt Nam.



Bún chả Hà Nội. Ảnh: VK.

Chả được tạo thành từ thịt ba chỉ hoặc nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô đem nướng thành miếng chả viên và chả dẹt cho vào chén nước chấm. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, đường, giấm, ớt, cho thêm vào đu đủ và cà rốt ngâm chua ngọt.

Khi ăn sắp bún tươi bên dưới, bên trên là đu đủ, cà rốt, chả miếng, chả băm vào tô, kèm theo các loại rau thơm của miền Bắc như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế. Sau đó chan nước chấm lên, có thể thêm ớt, tiêu tùy thích.

3. Bún thang Hà Nội:



Bún thang Hà Nội. Ảnh: VK.

Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Nước dùng nấu từ nước luộc gà, xương lợn, cùng với tôm khô. Trứng tráng thật mỏng xắt nhỏ. Giò lụa thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín xé nhỏ. Bên cạnh còn có ruốc tôm tơi như bông nên còn gọi là ruốc bông, củ cải khô, nấm hương...

Cho bún tươi vào tô, đặt thịt gà, trứng tráng, giò lụa... vào một góc trên mặt tô. Thêm ít rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, điểm thêm chút hương cà cuống để tăng thêm hương vị cho món bún thang.

4. Bánh đa cua Hải Phòng:



Tô bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô.



Bánh đa cua Hải Phòng. Ảnh: VK.

Nước dùng từ xương hầm và nước cua đồng đã gạt hết bọt. Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp, miếng chả lá lốt xanh đậm, những mảy hành khô vàng rộm, giòn tan, những cọng rau, hành tươi xanh nõn. Tất cả hòa quyện nên hương vị riêng, khó quên cùa vùng đất cảng.




5. Cơm cháy Ninh Bình:



Để có món cơm cháy thơm ngon, gạo được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ dộ dẻo thành cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh tay lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi, rồi tiếp tục đun, lúc này phải canh cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi. Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi 2-3 nắng (hoặc sấy) cho thật khô, tránh ẩm mốc.



Cơm cháy, đặc sản Ninh Bình. Ảnh: bepgiadinh.

Khi thưởng thức cơm sẽ được chiên giòn. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường được làm từ thịt dê hay bò, tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua… tạo nên sự kết hợp độc đáo cho món đặc sản cơm cháy Ninh Bình.

6. Miến lươn Nghệ An:

Miến - một loại sợi được chiết xuất từ tinh bột dong nguyên chất - sau khi rửa thật sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào tô.



Miến lươn Nghệ An. Ảnh: VK.

Có hai loại: Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước (ninh từ xương ống lợn, xương lươn giã nát) trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên.

7. Bún bò Huế:



Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế. “Linh hồn” của món ăn này là nước lèo, được hầm từ xương lợn, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm được nêm đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn.



Bún bò Huế. Ảnh: VK.

Thịt bò cho món bún bò Huế là thịt nạm, đem luộc trong nồi nước lèo đến khi chín vớt ra để nguội rồi đem xắt lát, không dày cũng không mỏng quá.
Bún bò Huế được ăn với nhiều loại rau sống: rau muống, bắp chuối bào mỏng, giá, tía tô, húng quế…

8. Mì Quảng:



Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, thái theo chiều ngang.



Mì Quảng. Ảnh: VK.

Khi ăn, bên dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, còn bỏ thêm đậu phộng rang khô và giã dập, hành lá xắt nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... Nước nhưng (nước chan ăn với mì) không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt của bún xương lợn.
Rau sống để ăn với mì Quảng thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Đông bắc phố cổ Hội An, làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

9. Phở khô Gia Lai:



Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai. Khi ăn trộn bánh phở đã trụng sơ với giá, thịt bằm, bên trên với rắc lớp hành phi vàng thơm vào tô. Đặc biệt, gia vị không thể thiếu là tương nâu, được làm từ tương hột giã nhuyễn, pha với chút ớt bằm tạo nên vị mằn mặn, béo béo, cay cay cho món ăn.



Phở khô Gia Lai. Ảnh: VK.

Tô nước lèo ăn kèm có thịt bò, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế.

10. Bánh khọt Vũng Tàu:



Bột bánh khọt được làm từ gạo được pha chế khéo léo, sao cho chiếc bánh khi chiên lên không khô, không nhão mà phải vừa giòn, vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.



Bánh khọt. Ảnh: VK.

Ăn kèm với bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm giấm đường, cùng với xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... Nước chấm dùng cho món ăn này là nước mắm pha chua ngọt.

11. Gỏi cuốn Sài Gòn:

Gỏi cuốn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn trước đó.



Gỏi cuốn là món ăn rất phổ biến ở Sài Gòn. Ảnh: VK.

Bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách… cuốn lại. Gỏi cuốn ngon phải có nguyên liệu tươi và cuốn chắc tay, gọn ghẽ.
Nước chấm dùng cho gỏi cuốn có thể là mắm nêm, nước mắm, hoặc tương được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế khéo léo vừa ăn. Mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau.

12. Cơm tấm Sài Gòn:

Cơm tấm được làm từ hạt gạo xay bị gãy nấu thành cơm. Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la. Đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho, bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da lợn, song song đó là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng đỏ vừa chín tới.



Cơm tấm Sài Gòn. Ảnh: dulich.

Nước dùng để chan cơm tấm là nước mắm pha có vị ngọt vừa phải và hơi sánh, không loãng như nước mắm dùng cho các món ăn khác. Ăn kèm với cơm tấm có cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm.

Thi Trân


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi 12 món ăn Việt được công nhận giá trị ẩm thực châu Á

Ngọt thơm bánh ngào xứ Nghệ Nhấm nháp các món ngon giữa trời mưa tự chế khăn trải bàn cách làm mực khô xào thập cẩm áp chảo Thịt xiên áp chảo bánh quy ma bò áp chảo com gia dinh cach lam pate bún gạo Gang làm bánh cà rốt thế nào chan gio nau gia cay trứng cuộn rau thit ngà m nuoc mẠm salad ca hoi lượn sóng kheo tay may va Tái chế đồ đạc gà quay canh chua rau cu qua ga nuong sot mat ong Che dau trang má Ÿ pa te ca ngu cach lam pa te xiu mai sot ca chua sò điệp sò điệp áp chảo áp chảo bánh ướt mè rang bánh ướt áp chảo dế cá ngừ đại dương cá ngừ áp chảo Xa quê nhớ món rau đồng sandwich kẹp phô mai nước banh socola ngon bánh khoai tây gio lua bo ap chao cach lam bo ap chao nau sua bap cach nau lau gan ca ngon cu cai kho ca ro cach lam lau ga nau me chè nóng thanh lọc cơ thể Tết tra chanh mat ong làm sao để cách luộc thịt chân giò 4 Cất đồ bún bung banh uot Xテエi Sừ Goi ga Phố mat cách làm hoa giấy cổ điển gung ngam Thịt ga luoc Cháo Cá hồi áp chảo sốt sữa chua nhàm bò cuộn rau củ áp chảo Trâm Phạm gan ngỗng áp chảo salad xoài fushion lẩu gà hầm thuốc bắc món heo áp chảo xoi bap An Sang spaghetti sốt ngao gia quat hong bi sò điệp sò điệp áp chảo áp chảo thit heo chien gion pa tê gà pa tê pate gan gà pate ga ngon khoai khoai lang lão hóa da ung thư nhồi cach lam sinh to thap cam cuon tom ngon thịt lợn om bí đao bánh mì sandwich cuộn xúc xích Bun moc den giay Canh đậu phụ chiên trứng sườn cốt lết pa cơm sốt nấm Khoai mon đe n lô ng trang trí nhà cửa mon Y Cách chiên khoai tây phồng thit bo mit non xao chay súp lơ nấu soup Soi canh kim chi đậu hũ non canh rong biển thịt Cá chép xôi bí đỏ Khoai tây che ngon lap xưong gio song bánh khoai nướng Tái muc xao dau ha lan lam vang sua nhi Làm bánh cá cơm chiên tẩm mật ong Cá cơm rán bo nuong la lot nước mắm dưa leo kem đá Cách Làm Bánh cach nau lau dau ca hoi bánh da lợn bí ngòi chiên