Đây là một món ăn chỉ thường thấy ở phía Nam, nhưng
giờ đây bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn hấp
dẫn này ngay tại Hà Nội. Cá kèo ngọt thịt, nước lẩu
chua chua, và có vị chát nhẹ của các gia vị, chính
là đặc trưng của lẩu cá Nam bộ. Cá kèo là loại cá
sống ở vùng sông nước Nam bộ, thường dài khoảng 15
cm, to bằng ngón tay và có hình dạng gần giống cá
bống. Nó có lớp da bên ngoài rất nhớt do đó khi làm
cá phải làm sạch lớp nhớt này (chà con cá với tro
hoặc muối), đặc biệt, ruột và mật cá phải giữ lại
khi chế biến v́ đây chính là đặc trưng hấp dẫn nhất
của cá kèo, nó có vị nhân nhẩn, beo béo... nếu đã ăn
một lần thì không thể quên được. Hiện nay, con
cá kèo đã được các nhà hàng chế biến thành ba món
khác nhau: nướng, rán và làm lẩu. Cá kèo sau khi
rửa sạch, để nguyên con tẩm gia vị rồi được đem
nướng than hoa hoặc rán. Cả hai món này đều được
chấm với mắm me - một loại mắm đặc trưng của vùng
Nam bộ có vị chua chua ngọt ngọt rất lạ miệng. So
với cá kèo nướng, món cá kèo rán có vẻ được ưa
chuộng hơn bởi trước khi rán, cá được chao qua bằng
một lớp bột nên trông hấp dẫn và dễ ăn hơn. Món
lẩu cá kèo có vị gần giống các loại lẩu của miền Bắc
nhưng có thêm vị chua chua, chát chát của lá giang
(trông gần giống lá chè, có nhiều ở miền Nam). Rau
dùng cho lẩu là rau muống, rau rút và rau đắng -
loại rau mà theo khẩu vị của các “nhà ẩm thực” phía
Nam thì nếu thiếu nó, lẩu cá kèo sẽ giảm độ ngon đi
50%. Rau đắng trông gần giống như cây rau sam
của miền Bắc nhưng có vị đắng rất gắt. Vị ngọt của
cá được hoà với cái đắng của mật cá cộng với cái
đắng của rau đắng làm thành vị đặc trưng của món ăn.
Cá kèo để làm lẩu là những con cá còn sống và được
để trong những bát nước. Chờ khi nước lẩu sôi mới mở
vung nồi và đổ cá vào. Khi những con cá không còn
quẫy cũng là lúc bạn có thể cho rau vào và chuẩn bị
ăn. Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể chọn bún hoặc
bánh đa để ăn cùng với lẩu cá kèo. Bị chú : Hơi
ác nhơn ác đức
|