Món
này còn có tên là bánh chập, xuất xứ từ Quảng Nam -
Đà Nẵng. Với sức hấp dẫn của riêng ḿnh mà bánh đập
được công nhận như một “món ăn” thực thụ, đàng hoàng
bước vào bảng thực đơn của các hàng quán ở Sài G̣n.
Nó đơn giản chỉ là hai miếng bánh tráng gạo. Một
miếng tráng xong, rắc hột vừng và phơi khô, sau đó
đem nướng bếp than sao cho bánh vàng đều, và phải
gịn rôm rốp. Một miếng tráng xong ủ trong lớp vải
bồng cho bánh mềm, xoa ít dầu lạc có khử mùi củ nén
(một loại củ hành nhỏ như múi tỏi). Hai miếng bánh
tráng “trái ngược” nhau như vậy sẽ được “kết duyên”.
Chập miếng bánh ướt lên miếng bánh gịn, đập nhẹ để
hai miếng bánh dính vào nhau. Phần bánh tráng nướng
sẽ bị đập bể, vụn bánh cho mùi thơm dễ chịu. Phần
bánh tráng ướt dính chặt vào miếng bánh kia, giúp
cho cái lưỡi người ăn không khó chịu bởi những góc
cạnh sắc của bánh nướng. Người ta sẽ ngạc nhiên
thích thú v́ miếng bánh ăn vừa thấy gịn, lại vừa
thấy mềm. Ăn bánh đập còn một yếu tố quan trọng
nữa là nước chấm. Với người chính gốc Quảng Nam, họ
sẽ đ̣i cho bằng được một chén mắm cái giă thật nhiều
ớt tỏi, mắm cái còn nguyên con cá cơm thì mới đạt
tiêu chuẩn. Người không phải dân bản xứ thì thích ăn
với mắm nêm đã được pha chế vừa phải. Vào ngày chay
tịnh, ăn bánh đập chấm nước tương giằm ớt xanh cũng
là một cách ăn phổ biến.
|